adam pug
Read Time

Xoắn Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Xoắn tinh hoàn là tình trạng cực kì nguy hiểm, cần được cấp cứu nam khoa khẩn cấp, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nam giới, nhưng chủ yếu 90% xuất hiện ở nam giới trẻ từ 12 – 20 tuổi và ở trẻ sơ sinh. Vậy xoắn tinh hoàn biểu hiện như thế nào? Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không? Xoắn tinh hoàn có tự khỏi khi phát hiện được tại nhà? Mời các bạn nam giới và những bậc phụ huynh đang có con trai trong độ tuổi nói trên theo dõi bài viết để biết được thông tin bệnh lý này.

Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?

Như chúng ta thường biết, tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam giới nằm ở phần bìu dái, có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời sản xuất hormone testosterone. Tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh. Các dây thừng tinh bao gồm các mạch máu, dây thần kinh dẫn đến tinh hoàn cũng như các ống dẫn nội tiết khác như ống dẫn tinh.

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm, tự khỏi không?

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn hoạt động quá mức quanh dây thừng tinh và làm dây thừng tinh bị xoắn lại. Chỗ bị xoắn này làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn lượng máu cung cấp đến tinh hoàn. Nếu cứ bị xoắn chặt trong thời gian dài, tinh hoàn sẽ bị tổn thương dẫn đến phù nề, sưng huyết, thiếu máu và thậm chí hoại tử tinh hoàn. Do đó, xoắn tinh hoàn được coi là nguyên nhân gây mất tinh hoàn thường hay gặp nhất.

Xoắn tinh hoàn thường được chia thành 2 nhóm chính là xoắn trong tinh mạc và xoắn ngoài tinh mạc:

  • Xoắn trong tinh mạc thường gặp ở thanh thiếu niên. Do tinh mạc bám cao vào dây thừng tinh làm cho tinh hoàn quay quanh dây thừng tinh như quả lắc.
  • Xoắn ngoài tinh mạc thường hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bởi dây chằng bìu không cố định hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do trong vách bìu.

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột không lý do hoặc chấn thương do tác động ngoại lực, nên nam giới cần thường xuyên lưu ý "cậu nhỏ" khi có những dấu hiệu bất thường.

Những ai thường mắc phải xoắn tinh hoàn?

Bệnh xoắn tinh hoàn khá hiếm, chỉ xảy ra ở 1 trong 5000 người. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường xuyên nhất ở nam giới trẻ từ 12 đến 20 tuổi và cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng của xoắn tinh hoàn

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc hoàn toàn lượng máu đến tinh hoàn), bìu sưng to đau, đau có thể lan lên phía trên, tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Xoắn tinh hoàn có thể chỉ gây khó chịu trong thời gian đầu nhưng nếu để lâu có thể sẽ dẫn đến hoại tử vì lưu lượng máu đến tinh hoàn rất thấp. Khi phát hiện xoắn tinh hoàn, bạn cần được phẫu thuật gỡ rối ngay lập tức. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Bị đau hoặc sưng tinh hoàn dữ dội đột ngột hoặc nếu các triệu chứng quay trở lại sau khi phẫu thuật. Tinh hoàn có thể bị xoắn trở lại.
  • Cảm thấy một chỗ u trên tinh hoàn.
  • Bị sốt, chảy máu hoặc đau sau khi phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn xảy ra bởi việc dây thừng tinh bị xoắn lại và máu không được cung cấp đến tinh hoàn. Vậy nguyên nhân do đâu mà dây thừng tinh bị xoắn lại?

Ở mỗi người bệnh có những tác động khác nhau gây ra xoắn tinh hoàn. Dưới đây là một số nguyên nhân tác động khiến tinh hoàn bị xoắn:

  • Di truyền, bẩm sinh

Nguyên nhân này thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, dây thừng tinh có tác dụng cố định tinh hoàn và cung cấp máu đến tinh hoàn, đồng thời dẫn tinh trùng ra bên ngoài. Thời kỳ em bé còn trong bụng mẹ, tinh hoàn sẽ nằm trên lưng, gần bên thận. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống dưới, và đến tháng thứ 7, tinh hoàn dính vào thành bụng và từ từ di chuyển đến thành bìu. Lúc này dây thừng tinh là sợi dây kết nối tinh hoàn với cơ thể. Ở một số trường hợp, tinh hoàn di chuyển khác thường ngược lên thành bụng và lan xuống dưới đùi, có nguy có dẫn đến xoắn tinh hoàn và có thể vô sinh. Hiện tượng này được gọi là tinh hoàn bị ẩn ( tinh hoàn không ở bìu), có nguy có dẫn đến xoắn tinh hoàn và có thể vô sinh.

  • Môi trường thay đổi lạnh đột ngột

Ở một số nam giới đang trong môi trường trở lạnh đột ngột, dương việt tiếp xúc tiếp với với nhiệt độ thấp, nước lạnh, phòng điều hòa lạnh làm tinh hoàn phản ứng mạnh, gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn.

  • Quan hệ tình dục không đúng cách

Quan hệ tình dục quá mạnh bạo, sử dụng các thế không đúng cách hay nguy hiểm khiến cho tinh hoàn bị tổn thương, dẫn đến xoắn tinh hoàn

  • Mặc đồ bó, chật

Nhiều nam giới có thói quen mặc đồ lót, quần bó và chật. Lúc này dương vật bị ép chặt và tổn thương, là tác động dẫn đến xoắn tinh hoàn

  • Chấn thương

Các chấn thương xảy ra do hoạt động quá mạnh, luyện tập không đúng cách, va đập mạnh có thể làm nam giới bị đau tinh hoàn do tổn thương, có thể gây nên xoắn tinh hoàn. Một số trường hợp tinh hoàn bị tác động mạnh, tinh hoàn di chuyển vào ổ bụng, ống bẹn,...

  • Ngủ không đúng tư thế

Nam giới có thói quen ngủ nghiêng hẳn sang một bên khiến cho tinh hoàn một bên bị ép chặt và chịu áp lực lớn dễ gây ra xoắn tinh hoàn một bên. Hay người có thói quen ngủ thường hay trở mình cũng dễ bị xoắn dây thừng tinh.

  • Thay đổi nội tiết tố khi bước vào dậy thì

Sự thay đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể của các bé trai ở lứa tuổi dậy thì là nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn. Do đó, thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn nhiều nhất.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xoắn tinh hoàn?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn, bao gồm:

  • Tuổi tác: những người có độ tuổi từ 12 đến 16 thường có nguy cơ bị bệnh này hơn.
  • Tiền căn xoắn tinh hoàn trước đây: nếu bạn bị xoắn tinh hoàn tự hết mà không cần điều trị (những đợt xoắn và tự tháo xoắn) thì bạn có nguy cơ cao hơn
  • Tiền căn gia đình bị xoắn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Có nhiều nam giới, đặc biệt là những bạn đang trong độ tuổi dậy thì có thắc mắc rằng, nếu phát hiện mình bị xoắn tinh hoàn thì có thể tự giải quyết được tại nhà hay không. Hoặc một số người tin rằng chỉ không cần hoạt động mạnh ảnh hưởng đến vùng dưới, thì có thể tinh hoàn sẽ trở lại vị trí cũ như ban đầu. Với những câu hỏi như vậy, thì câu trả lời luôn là không thể tự khỏi được và cần phải đến các cơ sở y tế can thiệp, điều trị.

Xoắn tinh hoàn thường để lại những hậu quả nặng nề nếu chủ quan. Nguyên nhân là do các mạch máu đưa về tinh hoàn bị nghẽn lại, tinh hoàn không được nuôi dưỡng và rất dễ dẫn đến tổn thương. Nếu bị chậm việc chẩn đoán và điều trị, tinh hoàn có thể bị teo dần hoặc hoại tử thành mủ. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng vô sinh, nhất là trường hợp xoắn tinh hoàn cả hai bên.

Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ tính từ lúc có biểu hiện đau. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào thời gian đến điều trị:

  • Kể từ khi bị đau đến 6 giờ, khả năng hồi phục và thành công cao tới 90% trở lên
  • Sau 6 giờ - 12 giờ khả năng hồi phục chì còn 50%
  • Trước 24 giờ chỉ còn khoảng 10% - 20% khả năng hồi phục
  • Sau 24 giờ tinh hoàn sẽ bị hoại tử và phải thực hiện cắt bỏ.

Đáng lưu ý, có một số bé còn nhỏ được phát hiện bị xoắn tinh hoàn muộn nên đến khi vào bệnh viện, tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một bên tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con sau này. Đến khi trưởng thành, chuyện chỉ còn một tinh hoàn trong bìu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Việc điều trị tháo xoắn dây thừng tinh ở tinh hoàn được tiến hành phẫu thuật và người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Phẫu thuật mở xoắn tinh hoàn được đánh giá ít gây đau và xâm lấn. Quá trình được thực hiện như sau: đầu tiên bác sĩ sẽ rạch da bìu và thực hiện tháo dây thừng tinh; sau đó khâu tinh hoàn và phần da bìu bên trong để tránh tình trạng tinh hoàn di chuyển dẫn đến xoắn tinh hoàn trong tương lai.

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn giúp phục hồi lại việc cung cấp máu cho tinh hoàn. Đồng thời cũng ngăn ngừa xoắn tinh hoàn tái phát và đề phòng xoắn tinh hoàn đối diện bằng cách cố định lại tinh hoàn.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phát hiện xoắn tinh hoàn. Song không có phương pháp nào tuyệt đối, bởi xoắn tinh hoàn đôi khi khó phân biệt với dấu hiệu viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, vậy nên cần phải tiến hành phẫu thuật thăm dò. Với kỹ thuật gây mê hồi sức hiện đại ngày nay, việc thực hiện phẫu thuật thăm dò được tiến hành đơn giản và an toàn.

Tóm lại, xoắn tinh hoàn không thể tự khỏi tại nhà, khi phát hiện có dấu hiệu đau đột ngột vùng bìu thì khả năng cao bạn đã bị xoắn tinh hoàn. Việc đầu tiên bạn cần phải làm là đến các cơ sở y tế thực hiện thăm khám và điều trị, tránh những hậu quả về lâu về dài về sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của nam giới.

Phương pháp nào dùng để điều trị xoắn tinh hoàn?

Cần phẫu thuật ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn hoặc mất tinh hoàn. Phẫu thuật viên sẽ gỡ xoắn tinh hoàn cùng thừng tinh và đặt chúng trở lại vị trí bình thường. Nếu trì hoãn phẫu thuật lâu hơn 4-6 tiếng sau khi cơn đau bắt đầu, có thể không cứu được tinh hoàn. Tinh hoàn còn lại thường được cố định để ngăn ngừa bị xoắn tương tự. Nếu tinh hoàn không còn sống, nó sẽ bị cắt bỏ. Nếu tinh hoàn còn lại khỏe mạnh và không bị cắt bỏ, đời sống tình dục và khả năng làm cha sẽ không bị ảnh hưởng.

Sau khi phẫu thuật, cần nằm nghỉ trên giường và có thể cần đến thiết bị hỗ trợ bìu hoặc khố đeo (để giảm sưng và khó chịu). Nên tránh nâng vật nặng hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Có thể quan hệ tình dục trở lại khi thấy thoải mái.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xoắn tinh hoàn?

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm hoặc xạ hình sẽ được thực hiện để chẩn đoán, xác định và loại trừ các bệnh lý khác. Xạ hình sẽ cho thấy giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn nếu có xoắn tinh hoàn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn, bệnh có thể được hạn chế về sau nếu bạn phẫu thuật cố định cả hai tinh hoàn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tham gia các môn thể thao quá mạnh vì các tác động mạnh đến tinh hoàn như va chạm trong lúc chơi thể thao có thể làm dây thừng bị xoắn lại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.