Tinh dịch bình thường khi xuất ra có màu trắng đục như sữa, hơi đặc dính nhẹ. Do chế độ ăn uống hoặc một số yếu tố tác động, tinh dịch có thể chuyển sang màu vàng ngà. Xuất tinh ra máu khi tinh dịch màu hồng, đỏ nhận thấy bằng mắt thường hoặc có sợi máu, đốm máu nhỏ. Đôi khi xuất tinh ra máu thì tinh dịch có màu nâu do máu đã hòa lẫn từ lâu và ngả màu.
Không phải tất cả các trường hợp xuất tinh ra máu đều nhận thấy bằng mắt thường. Khi lượng máu trong tinh dịch quá ít, chỉ có xét nghiệm tinh dịch tìm dấu vết hồng cầu và tế bào máu mới có thể phát hiện.
Tình trạng xuất tinh ra máu thường không kéo dài lâu và thường tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên có thể tái phát nếu nguyên nhân gây ra chưa được khắc phục.
Khi phát hiện tình trạng xuất tinh ra máu, để kiểm tra và tìm nguyên nhân dễ dàng hơn, người bệnh nên tiếp tục theo dõi tần suất xuất hiện và các bất thường liên quan. Đặc biệt các triệu chứng đi kèm sau có thể báo hiệu nguy cơ bệnh lý như:
Tình trạng có máu trong tinh dịch có thể khiến nhiều người lo ngại, tuy nhiên đây là hiện tượng không phổ biến và hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là ở nam giới dưới 40 tuổi. Tình trạng xuất tinh ra máu thường không kéo dài lâu và có thể tự khỏi nhưng lại hay tái phát.
Xuất tinh ra máu có thể trở nên đáng quan ngại khi nó là triệu chứng bệnh lý nam khoa và xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Khi đó, người bệnh có thể bị xuất tinh ra máu kèm theo một số triệu chứng như:
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng có máu trong tinh dịch thường khó xác định. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khoanh vùng những yếu tố sau đây:
Chẩn đoán xuất tinh ra máu cần đạt được 2 mục tiêu: xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp thường dùng trong chẩn đoán là:
Dựa vào nguyên nhân được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân do chấn thương, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi. Một số biện pháp đơn giản như vệ sinh, chườm đá, dùng thuốc giảm đau có thể cải thiện triệu chứng liên quan. Nếu xuất tinh ra máu tiếp tục xuất hiện cùng triệu chứng nặng hơn, hãy tới khám kiểm tra lại.
Nếu nguyên nhân gây xuất tinh ra máu là nhiễm trùng, bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Phẫu thuật là cần thiết trong các trường hợp tắc nghẽn đường sinh dục do sỏi bàng quang hay khối u. Nguy hiểm nhất là bệnh ung thư, cần điều trị sớm và tích cực ngăn ngừa khối u lớn di căn.
Bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp sau để chẩn đoán:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sĩ sẽ cân nhắc và lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Điều trị tại nhà
Nếu do chấn thương, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian tự hồi phục. Chườm đá là cách giảm sưng hữu hiệu, tuy nhiên chỉ nên áp dụng trong 10–20 phút một lần. Lưu ý, không dùng túi chườm trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót thêm khăn sạch. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bản thân và đến phòng khám kiểm tra ngay khi thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu (hơn 1 tháng).
Điều trị y tế
Để phòng ngừa tình trạng này, nam giới nên:
Về cách điều trị xuất tinh ra máu, cần phải biết chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh. Nam giới nên đến những phòng khám nam khoa uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, sau đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Hiện tượng xuất tinh ra máu có thể có nhiều cách chữa trị khác nhau tùy vào từng trường hợp, cụ thể:
Xuất tinh ra máu do viêm nhiễm, nhiễm khuẩn
Trường hợp xuất tinh ra máu do viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Thuốc kháng sinh đặc trị điều trị ở trường hợp này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm các biểu hiện khó chịu.
Nam giới khi điều trị bằng thuốc thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc hoặc bỏ dở thuốc khi đang điều trị vì sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xuất tinh ra máu do ung thư
Đối với những trường hợp xuất tinh ra máu do mắc phải bệnh ung thư thì tùy vào từng loại ung thư mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, có thể là phẫu thuật, hóa trị, tia xạ…
Nam giới trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị có hiệu quả.
Xuất tinh ra máu do các nguyên nhân khác
Còn các trường hợp xuất tinh ra máu do các nguyên nhân khác như tắc túi tinh, sỏi túi tinh, giãn tĩnh mạch niệu đạo, giãn tĩnh mạch thừng tinh… thì sau khi thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp tiên tiến, hiện đạ.